Tin tức

Sàn Gỗ Công Nghiệp Và Những Điều Nên Biết Về Sàn Gỗ Công Nghiệp

Tin tức

Sàn gỗ công nghiệp hiện đang rất được ưa chuộng nhờ mẫu mã đẹp và những ưu điểm vượt trội so với các hình thức lát sàn khác. Vậy sàn gỗ công nghiệp là gì và nó có những đặc điểm như thế nào, hãy cùng DSD Home tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé!

Sàn gỗ công nghiệp là gì?

Đã tồn tại được hơn 1 thế kỷ, sàn gỗ công nghiệp vốn được bắt đầu tại Đức, sàn gỗ công nghiệp đã dần thay thế sàn gỗ tự nhiên truyền thống, trở thành một vật liệu thiết yếu trong xây dựng hiện đại. Những ngôi nhà lắp ghép, văn phòng, chung cư hay cả những biệt thự sang trọng được lát sàn bằng vật liệu này có thể dễ dàng bắt gặp  ở bất cứ đâu. 

Với thành phần chính là các mẩu gỗ vụn,mạt cưa,... cùng với các nguyên vật liệu khác được chế biến, ép chặt lại thành 1 tấm nguyên liệu HDF. 3 lớp còn lại là lớp phủ mặt, lớp phim màu vân gỗ, lớp đế cân bằng. Tất cả được kết hợp lại để tạo thành 1 tấm ván gỗ ép hoàn chỉnh.

Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp

Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp

Lớp thứ nhất

Lớp này có giúp cho sàn có khả năng chống xước, mỏng nhẹ và trong suốt. Thành phần của lớp này thường được bổ sung oxit nhôm nhằm tăng độ cứng.

Ngoài tác dụng chính trên, lớp bề mặt còn có tác dụng ngăn cản những tác động tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm,... làm tổn hại đến các lớp dưới.

Lớp thứ hai

Chính là lớp vân gỗ mà ta dễ dàng thấy được bằng mắt thường. Lớp này hiện nay được tạo hình vân gỗ để trông không khác gì những tấm ván sàn gỗ tự nhiên.

Lớp thứ ba

Là hỗn hợp của gỗ tự nhiên được nghiền nhỏ, trộn keo và phụ gia,... ép dưới áp lực lớn, tạo nên kết cấu chính của sàn.

Lớp thứ tư

Tạo sự cân bằng, chống cong vênh cho tấm gỗ, cũng là nhằm chống thấm ngược cho sàn từ dưới lên. Thường được làm từ polime tổng hợp

 

Ưu và nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp

Bề mặt được phủ một lớp chống thấm và chống trầy đã tạo nên ưu điểm nổi bật đầu tiên của sàn gỗ công nghiệp là khả năng chống lại những tác động tiêu cực từ môi trường(độ ẩm, hóa chất, mối mọt,...)  trong thời gian dài, giúp mặt sàn giữ nguyên được vẻ đẹp qua thời gian. Việc là “gỗ nhân tạo” cũng giúp sàn gỗ nhân tạo có thể đa dạng về màu sắc và hoa văn vân gỗ hơn, làm tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng. 

Về giá cả, sàn gỗ công nghiệp rẻ hơn nhiều so với sàn gỗ tự nhiên, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng từ bình dân đến cao cấp, với mức giá dao động trong khoảng 200.000-650.000 đồng/m2.

sàn gỗ công nghiệp còn giúp cho việc thi công trở nên dễ dàng

Ngoài những ưu điểm kể trên, sàn gỗ công nghiệp còn giúp cho việc thi công trở nên dễ dàng hơn nhờ thiết kế đã có quy chuẩn sẵn về kích thước cũng như là có sẵn các khớp ghép, giúp thao tác nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng sàn gỗ công nghiệp

  • Sàn công nghiệp không nên được sử dụng ngoài trời, để lát khu vực này nên chọn loại sàn gỗ chuyên dụng hoặc thay bằng gạch lát.
  • Tùy vào diện tích phòng thì độ dày sàn cũng khác nhau. Ví dụ sàn 8mm sẽ thích hợp với phòng có diện tích nhỏ như phòng ngủ, còn với những khu vực rộng nên chọn loại sàn có độ dày 12mm
  • Với những khu vực thường xuyên có người qua lại, nên chọn sàn có độ chống mài mòn tốt

Những Điều Cần Biết Khi Lựa Chọn, Sử Dụng Sàn Gỗ Công Nghiệp

Sử dụng và vệ sinh sàn gỗ đúng cách sẽ đảm bảo độ bền đẹp của sàn.

Vậy cần làm gì để đảm bảo độ bền đẹp và tăng tuổi thọ cho sàn gỗ? Cùng DSDhome tìm hiểu để có thể đảm bảo được độ bền đẹp của sàn gỗ và thực việc vệ sinh sàn hiện đúng cách.

  • Nên sử dụng thảm ở lối ra vào, và năng quét dọn bụi bẩn để tránh chúng làm tổn hại đến mặt sàn.
  • Với những mặt sàn chịu nước tốt như Thụy Sỹ, Malay, dùng nước ấm để làm sạch là một biện pháp hiệu quả
  • Với các mặt sàn còn lại, bạn có thể dùng giấm, rượu để làm sạch các vết bẩn cứng đầu. Nhưng không nên dùng các chất có tính tẩy rửa mạnh với tất cả các mặt sàn gỗ
  • Tránh đổ nước ra sàn.
  • Để tránh làm xước sàn, nền sử dụng đồ nội thất có bọc chân
  • Không đặt vật quá nặng hoặc có nhiệt độ cao trực tiếp xuống sàn.

Ứng dụng của sàn gỗ công nghiệp trong nội thất

+ Lót sàn sân vườn hay lối đi sân vườn biệt thự, nhà phố.

+ Lót sàn sân thượng, ban công tạo nên không gian thư giãn lý tưởng.

+ Lót sàn hồ bơi, bể bơi, mở rộng không gian mới, đẳng cấp cho chung cư, biệt thự.

+ Lót sàn cầu cảng, bến cảng phát triển du lịch…

+ Lót sàn cầu thang mang đến điểm nhấn thú vị cho ngôi nhà…

+ Ốp tường, trần cho phong cách nhà thêm sang trọng

+ Tại các hội trường, sàn gỗ công nghiệp dùng lót sàn sân khấu hay làm bục phát biểu cũng khá tuyệt vời.

Những Điều Cần Biết Khi Lựa Chọn, Sử Dụng Sàn Gỗ Công Nghiệp

cấu tạo sàng gỗ giản đơn

Ngoài những ứng dụng này, sàn gỗ công nghiệp còn được nhiều gia chủ vận dụng sáng tạo vào các thiết kế độc đáo khác. Vì tính thân thiện, cùng cấu tạo giản đơn, gia chủ vẫn có thể tự tay tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mà mình thích.

Mẫu sàn gỗ công nghiệp thịnh hành hiện nay

Sàn gỗ công nghiệp Thụy Sỹ

Trong các mẫu sàn gỗ công nghiệp Thụy Sỹ đang được kinh doanh tại Việt Nam, KronoSwiss là thương hiệu phổ biến nhất. Hãng có nhiều mẫu sàn gỗ phong phú, đa dạng, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế. Về chất lượng, sàn KronoSwiss chống nước tốt, có khả năng chống mài mòn, chịu được va đập và không chứa nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. 

cấu tạo giản đơn

Sàn gỗ Thụy Sỹ

Sàn gỗ công nghiệp Đức

Giá loại sàn này rơi vào khoảng 400.000-500.000 đồng/m2. Một số loại sàn gỗ công nghiệp Đức phổ biến nhất phải kể đến là Kronotex, Hornitex, Meister, My Floor… Cấu trúc bề mặt của loại sàn này khá phong phú và tinh tế. 

Dẫu không được đánh giá cao như sàn gỗ Thụy Sỹ, nhưng sàn gỗ của Đức vẫn được đánh giá cao ở chất lượng mặt sàn và độ bền màu.

Sàn gỗ Trung Quốc

Trung Quốc là nơi xuất xứ của hơn 50% sàn gỗ công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. So với các loại sàn gỗ châu Âu, các thông số về chất lượng như độ bền, khả năng chịu nước, chịu nhiệt của sàn gỗ Trung Quốc đều kém hơn. Sở dĩ chiếm được thị phần lớn là do loại sàn này có mẫu mã đẹp mắt, chất lượng ổn và giá cả hợp lý, khoảng 130.000-200.000 đồng/m2.

cấu tạo giản đơn

Mỗi loại sàn gỗ công nghiệp sẽ có những đặc tính riêng. 

Sàn gỗ Malaysia

Sàn gỗ Malaysia cũng chiếm thị phần khá lớn tại Việt Nam, được nhiều khách hàng tin tưởng về cả chất lượng và mẫu mã. Nhờ sự tương đồng về khí hậu mà loại sàn này khá được ưa chuộng tại Việt Nam. Có thể kể đến những thương hiệu nổi bật như Robina, Inovar, Janmi. Có nghiên cứu cho rằng, loại sàn này thân thiện với môi trường và có khả năng tái chế đến 100%. Giá sàn gỗ Malaysia rơi vào khoảng 250.000-400.000 đồng/m2.

Sàn gỗ Thái Lan

Các thương hiệu nổi tiếng của loại sàn này là Thaixin, Vanatur, Vanachai… So với sàn gỗ Malaysia, giá sàn gỗ Thái Lan rẻ hơn, khoảng 200.000-300.000 đồng/m2. Về hình thức, sàn gỗ Thái Lan không nhiều vân và bóng bẩy như sàn gỗ Trung Quốc nhưng khi sử dụng trên diện tích lớn, màu sắc lên rất tự nhiên và sang trọng.

----------------------------------------

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Kiến trúc DSD

Showroom HN: Số 11, Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai

Hotline HN: 096 124 9008

Xưởng sản xuất Nam Định: TT  Thịnh Long - Huyện Hải Hậu

Xưởng sản xuất Vũng Tàu: Phước Thọ, Phước Hưng, Long Điền, Tp. Bà Rịa

Nhà lắp ghép mẫu: Đường số 3, Long Mỹ ,Đất Đỏ, Bà Rịa, Vũng Tàu.

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: DSDHome.vn

 
 
 

 

 

Tin tức liên quan
096 124 9008