Tin tức

Chia Sẻ Cách Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Homestay Chi Tiết Nhất

Tin tức

Kế hoạch kinh doanh homestay là một điều quan trọng để biết được mô hình kinh doanh homestay của bạn có thành công hay không. Với nhu cầu tìm kiếm dịch vụ lưu trú tại các điểm du lịch ngày càng tăng. Điều đó sẽ kéo theo sự phát triển của mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú nói chung và homestay nói riêng. Do đó sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này. Vì vậy bạn cần có một kế hoạch kinh doanh homestay được lập một cách chi tiết nhất, để có thể kinh doanh homestay thành công. DSDhome sẽ chia sẻ đến bạn cách lập kế hoạch kinh doanh homestay chi tiết nhất, theo dõi cùng DSDhome nào!

Cách Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Homestay Chi Tiết Nhất

Thế nào là homestay?

DSDhome sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm của homestay trước nhé. Homestay là loại hình lưu trú phổ biến không còn xa lạ với những người yêu thích sự trải nghiệm, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Là nơi cung cấp dịch vụ lưu trú được xây dựng theo phong cách sống của người dân bản địa nơi đó. Homestay xuất hiện nhiều ở các khu vực châu Á, châu Mỹ và châu Phi. Homestay được ghép từ 2 từ là home và stay, tức là ở lại căn nhà của người dân bản địa nơi mà bạn đến.

Khái niệm của homestay

5 bước lập kế hoạch kinh doanh homestay 

Kinh doanh homestay đang nở rộ và đã trở thành xu hướng. Tuy nhiên, để có thể phát triển ở mô hình kinh doanh này, bạn phải có được cho mình kế hoạch kinh doanh mang lại hiệu quả. DSDhome sẽ cùng bạn đến với 5 bước lập kế hoạch kinh doanh cụ thể cho căn homestay, sau khi đã tìm hiểu về khái niệm của loại hình dịch vụ homestay này nhé!

5 bước lập kế hoạch kinh doanh homestay 

Bước 1: Lên ý tưởng kinh doanh homestay

Bước đầu tiên để lập kế hoạch kinh doanh homestay đó chính là lên ý tưởng. Lập bản mô tả ý tưởng kinh doanh là khâu quan trọng để quyết định kế hoạch kinh doanh homestay của bạn. Sẽ gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xác định địa điểm để xây dựng homestay. Bạn cần lên ý tưởng cho các mục:

  • Địa điểm xây dựng hoặc thuê homestay
  • Phong cách thiết kế, phong cách xây dựng homestay phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu của homestay bạn
  • Khoản chi phí dành cho căn homestay.

Giai đoạn 2: Vận hành homestay

  • Lên chiến lược quản lý, vận hành homestay
  • Lên chiến lược về các hoạt động Marketing
  • Lên chiến lược về các công cụ kinh doanh giúp thu hút khách hàng để đạt lợi nhuận cao.

Lên ý tưởng kinh doanh homestay

Bước 2: Xây dựng mục tiêu kinh doanh homestay cụ thể

Sau khi đã hoàn thành bản mô tả ý tưởng kinh doanh, bước tiếp theo chính là bạn cần xây dựng mục tiêu kinh doanh cụ thể và chi tiết cho kế hoạch của mình. Liệt kê các mục tiêu sẽ giúp bạn tạo lập lên kế hoạch vận hành homestay chi tiết và chính xác hơn. 

Xây dựng mục tiêu kinh doanh homestay cụ thể

Để lập được kế hoạch kinh doanh càng chi tiết và cụ thể thì bảng liệt kê các mục tiêu của bạn cũng phải chi tiết và cụ thể nhất. Chẳng hạn như là xác định nhóm khách hàng mục tiêu, cụ thể số mục tiêu về doanh thu, mục tiêu về quá trình thi công homestay, mục tiêu về marketing,...

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường homestay 

Yếu tố quan trọng trong kinh doanh homestay tác động trực tiếp đến tệp khách hàng của bạn đó chính là thị trường. Bạn cần tìm hiểu về thị trường homestay đang như thế nào để nghiên cứu và phân tích sau đó mới lập ra một phương án kinh doanh hợp lý được. 

Nghiên cứu và phân tích thị trường homestay

Có kiến thức về thị trường hiện tại, hiểu về nhóm khách hàng mục tiêu cũng như đối thủ cạnh tranh và lĩnh vực kinh doanh thì bạn đã thành công trang bị cho mình đầy đủ hành trang kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh homestay này.

Bước 4: Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Nhận ra được đâu là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cũng là điều quan trọng không kém trong những dự án đầu tư xây dựng homestay này. Phân tích được điểm mạnh và cơ hội để tận dụng phát huy nó, chỉ ra được điểm yếu để có thể khắc phục và nhận ra được thách thức để đương đầu phát triển. Đấy là những điều bạn cần trong kế hoạch kinh doanh homestay của mình.

Bước 5: Lập kế hoạch kinh doanh homestay

Đây chính là bước cuối cùng trong 5 bước lập kế hoạch kinh doanh homestay. Rà soát kỹ càng 4 bước phân tích trên, xem phần nào còn thiếu sót để bổ sung và tiếp đó là hoàn chỉnh kế hoạch kinh doanh homestay của bạn thôi!

Lập kế hoạch kinh doanh homestay

6 mục chính cần lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh homestay

Ở nội dung trên bạn đã cùng DSDhome tìm hiểu về 5 bước lập kế hoạch kinh doanh homestay. Tuy nhiên trong quá trình lập kế hoạch sẽ có nhiều khó khăn và nhiều điều bạn cần phải lưu ý. Sau đây DSDhome sẽ đề cập đến 6 mục chính bạn cần phải lưu ý trong khi lập kế hoạch kinh doanh homestay để có một phương án kinh doanh hiệu quả.

Tóm tắt về dự án kinh doanh homestay

Hãy tóm tắt các thông tin về dự án đầu tư xây dựng homestay này của bạn. Chẳng hạn như tóm tắt những ý tưởng cũng như mục tiêu đã vạch ra, tóm tắt về tình hình tài chính (gồm có lợi nhuận doanh thu, chi phí vốn,...), tóm tắt về những địa điểm đã đề ra để xây dựng homestay, chúng có thực sự phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu chưa? Bạn nên lưu ý những điều này trong khi phác thảo mô hình kinh doanh nhé!

Tóm tắt về dự án kinh doanh homestay

Những thách thức khi kinh doanh homestay

Những dự án đầu tư xây dựng homestay được đánh giá là kênh đầu tư khá mới, mang về lợi nhuận ổn định và tiềm năng phát triển trong tương lai. Do đó bên cạnh những cơ hội phát triển sẽ là những thách thức không nhỏ khi kinh doanh homestay. Bạn cần phân tích những thách thức đó như từ đối thủ cạnh tranh đến thị trường du lịch cũng như homestay để có thể vượt qua những rào cản đó.

Thực hiện kế hoạch kinh doanh homestay

Một trong những lưu ý quan trọng nữa đó chính là bạn cần xác định rõ ràng các kế hoạch cần thực hiện, chẳng hạn như:

  • Kế hoạch xây dựng homestay
  • Kế hoạch thu hút khách đến với homestay
  • Kế hoạch về các hoạt động marketing cho homestay
  • Kế hoạch nhân sự, vận hành, quản lý homestay…

Thực hiện kế hoạch kinh doanh homestay

Kế hoạch tuyển dụng nhân viên 

Một trong những lưu ý quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh homestayDSDhome muốn nhắc đến đó chính là bạn phải lên kế hoạch về tuyển dụng nhân sự. Phải xem xét kỹ càng đối với kế hoạch tuyển dụng của bạn từ mức lương chi trả đến tiêu chuẩn cũng như yêu cầu tuyển dụng nhân viên.

Kế hoạch tài chính để kinh doanh homestay

Một lưu ý quan trọng nữa đó chính là lập kế hoạch tài chính rõ ràng. Xác định rõ tất cả chi phí từ chi phí xây dựng, chi phí trang trí, chi phí nhân sự đến chi phí marketing. Lên kế hoạch kể cả nguồn vốn của bạn, những nơi bạn có thể huy động vốn cũng như cần huy động bao nhiêu là đủ. Tất cả đều phải lên kế hoạch cụ thể và chính xác.

Kế hoạch tài chính để kinh doanh homestay

Kế hoạch triển khai các hoạt động marketing cho homestay

Marketing là một phương tiện quan trọng không thể thiếu để thu hút khách đến với homestay của bạn. Do đó bạn cũng phải lên kế hoạch triển khai các hoạt động marketing cho homestay của mình. Tìm kiếm các công cụ marketing có thể sử dụng hiệu quả trong kế hoạch kinh doanh của mình. 

Kinh doanh homestay là mô hình kinh doanh đầy tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Hy vọng qua bài viết mà DSDhome đã chia sẻ đến bạn cách lập kế hoạch kinh doanh homestay, bạn sẽ đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh này. Chúc bạn thành công nhé!

-------------------------------------

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Kiến trúc DSD

Trụ sở: Số 11 Gamuda Leparc Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 096.124.9008

Showroom HCM: 170 Đinh Tiên Hoàng, P Đa Kao, Q1, HCM

Xưởng phía Bắc: Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, Nam Định

Xưởng phía Nam: Tổ 12 số 45 Phước Thọ, Phước Hưng, Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdhome.vn

Tin tức liên quan
096 124 9008