Kiến thức nội thất

Thủ tục pháp lý khi kinh doanh xây dựng homestay tại Việt Nam

Kiến thức nội thất

Dsdhome.vn - Homestay hiện nay đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho những người muốn trải nghiệm văn hóa địa phương và tìm kiếm trải nghiệm du lịch độc đáo. Tuy nhiên, để triển khai một dự án kinh doanh xây dựng homestay thành công tại Việt Nam không chỉ đơn thuần là về thiết kế và tiện nghi, mà còn liên quan đến việc hiểu và tuân thủ các thủ tục pháp lý. Trong bài viết dưới đây, DSDhome giới thiệu đến bạn đọc thủ tục pháp lý khi xây dựng homestay tại Việt Nam.

Homestay là gì?

Homestay là một loại hình lưu trú du lịch mà du khách được phép thuê hoặc ở lại trong các căn nhà của người dân địa phương, thường là nhà dân, nhưng cũng có thể là các căn hộ, nhà trọ, hoặc các căn nhà được xây dựng đặc biệt để phục vụ mục đích lưu trú du lịch.

Dự án homestay 42m2 tại Phú Thọ của Dsdhome

Khác với khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng truyền thống, homestay mang lại trải nghiệm gần gũi với đời sống và văn hóa địa phương, giúp du khách khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán của địa phương đó một cách chân thật và hiệu quả nhất. Đồng thời, homestay còn tạo ra cơ hội tương tác xã hội và trải nghiệm du lịch độc đáo mà khó có thể tìm thấy ở các loại hình lưu trú khác.

Loại hình homestay được đánh giá đặc biệt phù hợp với các quốc gia đa văn hóa như Việt Nam, phát triển nhất tại các tỉnh, thành phố du lịch như Mộc Châu, Hà Giang, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Bến Tre, Long An…

>> Xem thêm: Homestay Là Gì? Các Loại Hình Phòng Homestay Đang Phổ Biến

Thủ tục pháp lý khi kinh doanh xây dựng homestay tại Việt Nam

Để việc đầu tư homestay tại Việt Nam diễn ra thuận lợi, nhà đầu tư tìm hiểu kỹ các quy định về giấy phép xây dựng homestay. Lệ phí xin giấy phép xây dựng đối với homestay thường là 100.000 VNĐ/giấy phép. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể thuê các đơn vị tư vấn luật uy tín và trả phí cho họ. Nhìn chung, trình tự thủ tục pháp lý thành lập dự án đầu tư homestay tại Việt Nam được chia thành 3 bước như sau:

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài để cơ quan nhà nước Việt Nam có thể quản lý và kiểm soát được hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. 

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

Cụ thể, nhà đầu tư cần phải thành lập doanh nghiệp đồng nghĩa với việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với ngành nghề Kinh doanh dịch vụ du lịch homestay.

Bước 3: Xin cấp phép các loại Giấy phép con liên quan đến kinh doanh homestay

Kinh doanh homestay là loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú, thuộc danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Do vậy, chủ đầu tư bắt buộc phải có 3 loại giấy phép con sau: 

  • Giấy phép kinh doanh homestay

Giấy đề nghị đăng ký cấp phép kinh doanh homestay được quy định chi tiết tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

  • Giấy chứng nhận Phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Theo Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị quyết số 25/NQ-Cp ngày 02/06/2010, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 35/2003/NĐ-CP; Nghị định số 130/2006;Nghị định 79/2014/NĐ-CP:

“Các cá nhân, tổ chức không phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy như trước kia mà chỉ cần thông báo bằng văn bản Cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy cùng các tài liệu chứng minh đi kèm là có thể hoạt động ngay mà không cần chờ phản hồi từ phía cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.”

  • Giấy chứng nhận An ninh trật tự

Thủ tục liên quan đến cấp Giấy chứng nhận An ninh trật tự được quy định chi tiết tại Nghị định số 72/2009-NĐ-CP.

  • Thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Việc đăng ký công nhận hạng sao cho homestay vừa giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tăng tính chuyên nghiệp, vừa tạo được độ tin tưởng và hỗ trợ quảng bá chất lượng cho homestay của mình.

Một số lưu ý về pháp lý khi kinh doanh xây dựng homestay tại Việt Nam

  • Rủi ro về mục đích sử dụng đất để xây dựng homestay

Về mục đích sử dụng đất: pháp luật Việt Nam không cho phép xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, khách sạn và các công trình giải trí trên đất nông nghiệp. Tại Khoản 1 Điều 6 Luật Đất Đai 2013 đã quy định về nguyên tắc sử dụng đất: “Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất”.

Do vậy, khi có nhu cầu muốn sử dụng một mảnh đất để xây dựng homestay, nhà đầu tư cần kiểm tra kỹ mục đích sử dụng đất vì có những khu vực không được lên đất thổ cư mà chỉ là quy hoạch đất nông nghiệp. 

Nếu xây dựng homestay trên đất nông nghiệp mà không chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư sẽ gặp rất nhiều vướng mắc về khung pháp lý. Tiêu biểu như không tách được nền và ra sổ hồng riêng, vướng mắc về quy hoạch đất đai của khu vực hoặc do xây dựng trái phép khi đất ở chưa hoàn thành thủ tục chuyển đổi dẫn tới giá trị bất động sản sụt giảm, nhà đầu tư còn phải chấp nhận bán tháo và có thể khiến nhà đầu tư thua lỗ khi xuống tiền. Ngoài ra, trong trường hợp nếu tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà không xin phép thì sẽ bị xử lý vi phạm theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

  • Lựa chọn thuê mặt bằng hoặc mua đất để xây homestay

Ngoài những thủ tục pháp lý cần thực hiện khi thành lập dự án homestay tại Việt Nam, nhà đầu tư cũng có thể cân nhắc 2 phương án xây dựng gồm: xây homestay trên đất thuê hoặc mua đất xây dựng homestay. Việc thuê hay mua đất sẽ phụ thuộc vào nguồn vốn của nhà đầu tư.

Tổng kết

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin hữu ích về thủ tục pháp lý khi kinh doanh xây dựng homestay tại Việt Nam. Hãy khám phá và tận hưởng những chuyến đi mới, và đừng quên khám phá thêm nhiều homestay thú vị khác trên khắp Việt Nam và thế giới. 

>> Xem thêm các bài viết khác của DSDhome tại đây

----------

DSDhome - Đơn Vị Thi Công Nhà Homestay Uy Tín, Chất Lượng

Để có được một ngôi nhà homestay đẹp và vừa ý, bạn nên lựa chọn một đơn vị thi công chất lượng và có nhiều kinh nghiệm. DSDhome tự hào là mang đến giải pháp thông minh cho không gian nghỉ dưỡng và lưu trú du lịch - bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và công sức lao động, đảm bảo công năng sử dụng, thẩm mỹ và mang giá trị nhân văn cao, hoà hợp với thiên nhiên. Những mẫu thiết kế nhà homestay của DSDhome đều theo tiêu chí là thiết kế đẹp, chất lượng và chi phí tối ưu nhất.

----------

Công ty Cổ phần Đầu tư DSD Group

Trụ sở: Số 11, Gamuda Leparc Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội

Xưởng phía Bắc: Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, Nam Định

Tổ hợp căn mẫu: Gamuda City, Hoàng Mai, Hà Nội (Cách công viên Yên Sở 200m)

Hotline: 096.124.9008

Website: https://dsdhome.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/nhalapghepdsdhome

Youtube: https://www.youtube.com/@DSDhome

Tin tức liên quan
096 124 9008