Xây nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không, nhà tiền chế có cần xin giấy phép xây dựng không? Nếu có thì quy trình, thủ tục như thế nào? Đây chắc hẳn là câu hỏi của những ai đang quan tâm đến việc xây dựng nhà lắp ghép. Do mới du nhập vào thị trường Việt Nam được vài năm nên chắc hẳn nhiều người băn khoăn về quá trình xây dựng nhà lắp ghép. Để giải đáp vấn đề này, mời các bạn cùng DSDhome tìm hiểu bài viết sau.
Quy Định Về Xây Nhà Lắp Ghép Tại Việt Nam
Hãy cùng DSDhome tìm hiểu xem nhà lắp ghép (hay còn gọi là nhà tiền chế) là gì trước khi tìm hiểu về quy định xây nhà lắp ghép tại Việt Nam nhé. Nhà lắp ghép là công trình có không gian đầy đủ chức năng như ngôi nhà truyền thống nhưng được lắp ghép từ các vật liệu nhẹ, thay vì xây dựng từ các vật liệu xi măng, cát, thép.
Nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc xây dựng nhà lắp ghép cũng phải tuân thủ một số quy định sau:
- Phải có giấy phép xây dựng: Theo Luật Xây dựng năm 2014, các công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện. Việc xây dựng nhà lắp ghép cũng không nằm ngoài quy định này.
- Tuân thủ quy định về kỹ thuật xây dựng: Nhà lắp ghép cũng phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong quá trình thiết kế, chế tạo và lắp đặt. Điều này đảm bảo tính an toàn và độ bền của công trình.
- Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động: Khi xây dựng nhà lắp ghép, các chủ đầu tư phải tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Điều này đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình thi công.
Xây Nhà Lắp Ghép Có Cần Xin Giấy Phép Không?
Vậy trong pháp luật Việt Nam, quy định về xây dựng nhà lắp ghép như thế nào? Luật pháp Việt Nam chưa có quy định riêng, cụ thể về nhà di động, nhà lắp ghép mà chỉ có các điều luật về xây dựng nhà và các công trình xây dựng nói chung. Nhà lắp ghép nói chung thuộc các công trình xây dựng này nên sẽ tuân theo các luật này.
- Luật xây dựng 2014 & Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 chỉ ra một số quy định về các công trình xây dựng. Theo điểm c, khoản 1, điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020: Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.
Nhà lắp ghép đẹp
Về nhà lắp ghép, là công trình xây dựng được liên kết định vị với đất, vì vậy khi xây dựng thi công nhà lắp ghép, chủ đầu tư và đơn vị thi công cần tuân thủ các quy định trong Luật xây dựng đang hiện hành.
Khoản 30 điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020: Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Từ các điều luật, quy định đã nêu ở trên, có thể kết luận rằng phải có giấy phép xây dựng khi xây dựng các công trình nhà lắp ghép trừ một số trường hợp đặc biệt sau đây:
- Theo khoản 30 điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020, công trình được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;
c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;
d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;
h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.
Như vậy, nhà lắp ghép thuộc các trường hợp trên sẽ không cần phải xin giấy phép xây dựng. Nhà lắp ghép, nhà di động thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, e, g, h và i (trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i) phải gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng và hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương.
Nhà lắp ghép DSDhome
- Công trình xây dựng tạm theo khoản 49 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 (Sửa đổi, bổ sung Điều 131 Luật Xây dựng 2014) là:
1. Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:
a) Thi công xây dựng công trình chính;
b) Sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều này.
Kết luận: Như vậy, đối với câu hỏi “Nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?”, thì khi xây dựng nhà lắp ghép vẫn phải có giấy phép xây dựng, trừ các trường hợp đặc biệt đã liệt kê phía trên.
Chủ đầu tư cần nắm rõ công trình của mình thuộc loại hình nào để làm thủ tục pháp lý phù hợp, tránh trường hợp bị phạt. Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công mà không có giấy phép xây dựng theo quy định sẽ bị phạt như sau:
- Trường hợp 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp 2, 3;
- Trường hợp 2: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
- Trường hợp 3: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Giấy Tờ Cần Có Để Làm Hồ Sơ Xin Giấy Phép Xây Dựng Nhà Lắp Ghép
Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng nhà lắp ghép sẽ khác nhau, phụ thuộc vào mục đích xây dựng. Cụ thể như sau:
- Hồ sơ đối với nhà ở cá nhân bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
+ 02 bộ bản vẽ thiết kế và giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đính kèm bản vẽ thẩm duyệt khi pháp luật về phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu. Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng khi pháp có yêu cầu gồm:
- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm sơ đồ vị trí công trình.
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt đứng, mặt cắt chính của công trình.
- Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng kèm sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài như: cấp nước, thoát nước, cấp điện.
- Công trình có công trình khác liền kề thì cần phải có bản cam kết đảm bảo an toàn đối với công trình liền kề đó.
- Đối với công trình nhà lắp ghép sẽ có những yêu cầu riêng nhưng vẫn phải cung cấp đầy đủ những giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
+ Quyết định phê duyệt dự án, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường,...
+ 02 bộ bản vẽ thiết kế theo yêu cầu.
Thủ Tục Xin Giấy Phép Xây Dựng Nhà Lắp Ghép Như Thế Nào?
Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà lắp ghép có phần phức tạp, cần thực hiện qua nhiều bước. Tuy nhiên, trước hết các bạn cần đáp ứng được điều kiện sau:
- Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, xây dựng nhà.
- Công trình xây dựng nhà không nằm ở nơi sụt lún, ngập lụt, có di tích văn hóa, lịch sử.
- Không xây dựng nhà lắp ghép trái với mục đích ban đầu đã đề xuất.
- Đảm bảo chấp hành quy định nghiêm chỉnh về quy chế an toàn, chỉ giới trong xây dựng.
- Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, điện nước, giao thông, môi trường.
Nhà lắp ghép DSDhome
Nếu đáp ứng được thì bạn mới có cơ hội được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Sau đó, bạn cần thực hiện thủ tục theo các sau để có thể xin giấy phép dễ dàng, hiệu quả.
- Bước 1: Chủ đầu tư hoặc người đứng đầu dự án trình hồ sơ đã chuẩn bị trước đó cho cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 2: Cá nhân trong cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận, xem xét và duyệt hồ sơ. Nếu như hồ sơ đầy đủ, đáp ứng điều kiện, cá nhân có thẩm quyền sẽ cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày nhận kết quả. Còn nếu hồ sơ thiếu, cá nhân có thẩm quyền sẽ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Kiểm duyệt hồ sơ trong thời gian là 7 ngày làm việc. So sánh, đánh giá dựa vào thực tế. Nếu sai sẽ có thông báo đến người trình hồ sơ. Nếu tiếp tục sai sót, thiếu hồ sơ thì phòng quản lý đô thị sẽ không cấp phép thi công.
- Bước 4: Người nộp sẽ nhận kết quả và làm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
DSDhome - Đơn Vị Thiết Kế Thi Công Nhà Lắp Ghép Uy Tín
Cách làm nhà lắp ghép bền, đẹp thì điều quan trọng đầu tiên đó là bạn cần tìm đơn vị thi công lắp ghép uy tín bởi đơn vị thi công là yếu tố quyết định đến tính thẩm mỹ, độ bền và an toàn của ngôi nhà.
DSDhome tự hào là đơn vị thi công nhà lắp ghép uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong nghề và với sự tận tâm, DSDhome luôn tâm huyết trong từng dự án nhà lắp ghép của mình để mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất. Nhà lắp ghép DSDhome đã và đang đáp ứng được nhu cầu của mọi người, đang trở thành xu hướng, giải pháp công trình xây dựng hiện nay.
Nhà lắp ghép DSDhome
DSDhome xuất phát từ đơn vị thiết kế, không giống như những xưởng sản xuất tự phát nên đội ngũ DSDhome có đầy đủ kinh nghiệm, chuyên môn cao, đảm bảo mang đến ngôi nhà thép lắp ghép chất lượng tốt nhất.
- DSDhome là đơn vị được đồng nhất về quy trình: từ thiết kế → sản xuất → giao tận nơi cho khách hàng. Do không qua bất cứ đơn vị trung gian nào nên hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí.
- DSDhome luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, đề cao tính trải nghiệm của khách hàng.
- DSDhome chú trọng, chỉn chu hoàn thiện, nâng cao được tính thẩm mỹ nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ công năng theo yêu cầu.
- Có thể thiết kế theo bất cứ mẫu nào mà khách hàng yêu cầu từ nhà lắp ghép, văn phòng, homestay,...
- DSDhome tạo sự khác biệt đầu tiên là sử dụng tối đa vách kính nhằm mở rộng view hiệu quả, không gian sống rộng rãi
- Những dịch vụ bảo hành, cơi nới, di chuyển đều được DSDhome giải quyết nhanh chóng.
Đội ngũ DSDhome
Định hướng phát triển của DSDhome là có thể nhượng quyền sản xuất cho những nhà xưởng uy tín, đảm bảo chất lượng. Hệ thống xưởng đều được đồng nhất về quy trình sản xuất, chính vì vậy nhà lắp ghép DSDhome không bị bó buộc ở một khu vực, mà có thể sản xuất, di chuyển trên toàn quốc.
Như vậy, với giải đáp cho câu hỏi “nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?” trên đây, mong rằng các bạn đã có được thông tin hữu ích nhất, đồng thời chuẩn bị thủ tục, hồ sơ xin giấy phép phù hợp. Để hiểu rõ hơn về những quy định, bạn có thể liên hệ đơn vị thi công nhà lắp ghép để được tư vấn, hỗ trợ.
------------------------------------
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần Kiến trúc DSD
Trụ sở: Số 11, Gamuda Leparc Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
Xưởng phía Bắc: Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, Nam Định
Tổ hợp căn mẫu: Gamuda City, Hoàng Mai, Hà Nội (Cách công viên Yên Sở 200m)
Hotline: 096.124.9008
Website: https://dsdhome.vn